Để có thể tồn tại trong giới công nghệ, thiết bị điện tử, một trong những nguyên tắc bất thành văn đó chính là phải làm sao để gia tăng tốc độ, sự linh hoạt của các sản phẩm xuất hiện sau. Đối với các loại chuẩn, để tăng tốc độ truyền và khoảng cách truyền lên, khi nghiên cứu và tạo ra chuẩn RS485, người ta đã dùng đường truyền cân bằng thông qua hai dây A, B và không có dây mass. Khi đó, tại hai dây thì tính hiệu sẽ có sự trái ngược nhau, khi một bên tăng thì một bên sẽ giảm xuống. Có thể thấy là sự thay đổi này là theo hướng nghịch nhưng cũng chính điều này khiến cho sự cân bằng luôn được đảm bảo.
Nhằm giữ sự cân bằng trong truyền tải tín hiệu, người ta có những quy định cụ thể, rõ ràng trong sự chênh lệch về điện áp trong mỗi dây A, B. Dây A sẽ lớn hơn dây B ít nhất 220mv nếu như cần phát ra tín hiệu mức cao TTL. Ngược lại, với mức phát tín hiệu thấp TTL thì điện áp trong dây B lớn hơn trong dây A tối thiểu là 220mV.
Nhiều khi, người ta sẽ sử dụng điểm chung cho điện áp kiểu chung là mặt đất. Khi đó, chúng ta cần có những tính toán kỹ lưỡng đối với việc nối đất. Nơi tham chiếu tín hiệu của nơi nhận giờ đây sẽ được xác định là mặt đất của nơi đó, và giờ đây chúng ta cần có sự đo đạc về điện trở của đất. Nếu như không tính toán kỹ càng có thể gây sự chênh lệch giữa điện thế cho phép của nơi nhận và nơi phát, và khi con số này là quá lớn, chúng sẽ gây sự sai lệch về tín hiệu cũng như làm hỏng thiết bị. Qua đó, người ta xác định rằng việc sử dụng chuẩn RS485 cần xem xét nhiều yếu tố, cụ thể hơn là 3 vấn đề điện áp. Khi chúng ta sử dụng điện trở đầu cuối khác nhau sẽ gây ra sự khác biệt nhất định đối với giá trị trở kháng đặc tính của đường dây xoắn. Nếu sự khác biệt không quá lớn, chúng thường không gây ra ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chênh lệch ở mức lớn hơn sẽ làm gia tăng tình trạng nhiễu tính hiện, phát xạ trên đường truyền và gây sai lệch về tín hiệu. Do đó, cần chú ý và hiệu chính điện trở đầu cuối. Và dù bạn sử dụng phương pháp điều chỉnh nào thì cũng nhớ căn chỉnh trị số về khoảng 100-120 ôm.
Subscribe by Email
Follow Updates Articles from This Blog via Email
No Comments